[Review] Top 5 Flycam Tốt Nhất Hiện Nay Bạn Nên Sở Hữu

By
Tung Do
March 7, 2022
Công nghệ
km-lazada
Nội dung bài viết [Hiện]

Bạn là người mới tập chơi thì nên chọn mẫu máy bay flycam nào phù hợp? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn đam mê đối với những chiếc máy bay này. Trong thời gian tìm hiểu và học chơi, có lẽ những chiếc máy bay flycam sau đây sẽ khiến người mới tập chơi mạnh dạn mày mò, nghiên cứu hơn. Cùng Topreview khám phá xem những dòng flycam tốt nhất hiện nay nhé!

1. Flycam là gì?

Flycam là từ viết tắt của Fly Camera. Fly nghĩa là bay, còn Cam là từ viết tắt của camera nên có thể hiểu nôm na là “máy ảnh bay” hoặc “máy bay không người lái” để quay phim và chụp ảnh từ trên cao thông qua điều khiển từ xa. Flycam có kích thước nhỏ như chiếc máy bay mô hình, được gắn camera vào một khung giữ camera cố định để có thể sử dụng ở trên không.

Flycam là gì?
Flycam là gì?

Qua nhiều lần cải tiến và nâng cấp về chất lượng, động cơ, hệ thống điều khiển, hiện nay có nhiều thiết bị Flycam ở mức giá phù hợp hơn với người dùng, nhiều mẫu mã kiểu dáng hơn để phục vụ cho những mục đích khác nhau như Flycam để selfie, Flycam tích hợp GPS hay dòng Flycam dùng để đua,… Có thể kể tên một số dòng Flycam nổi tiếng bao gồm Phantom, Inspire, Mavic…

2. Cách chọn flycam đúng chuẩn cho người mới

Mỗi dòng sản phẩm flycam mới ra mắt thường đi kèm với các tính năng vượt trội và riêng biệt. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu tính năng nào của loại flycam nào phù hợp với mục tiêu của mình nhất để trang bị nó. Để biết được mua flycam loại nào tốt. Chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 5 kinh nghiệm mua flycam sau đây:

2.1. Xác định mục đích sử dụng của bạn

Chi phí để mua một chiếc flycam hiện này tương đối cao, vì vậy chúng ta nên cân nhắc nhu cầu và chức năng sử dụng của nó từ đó lựa chọn giá thành sao cho phù hợp với bản thân.

Điều kiện sử dụng chủ yếu ở đâu: Nếu bạn sử dụng trong nhà nên chọn những flycam có chức năng cảm biến, phát hiện vật cản đằng trước vì bay trong nhà hay những không gian có nhiều vật cản rất dễ gặp rủi ro, bay ngoài trời có những nơi hoặc địa điểm bị giới hạn độ cao và kích cỡ, bạn nên chọn những flycam tương thích với độ cao có thể tiết kiệm được ít chi phí hơn.

Ngoài ra điều kiện môi trường: sáng- tối, mưa, gió,… cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bạn lựa chọn một chiếc flycam phù hợp.

Tùy vào mục đích sử dụng sẽ chọn flycam với chức năng và giá thành khác nhau
Tùy vào mục đích sử dụng sẽ chọn flycam với chức năng và giá thành khác nhau

Nếu bạn chưa sử dụng thành thạo một chiếc flycam, hãy sử dụng từ những chiếc flycam giá thành thấp cho đến khi thành thạo, trạm tình trạng chơi Flycam: Lỡ tay tan mất con SH.

2.2. Đọc bài đánh giá và chọn lọc một số sản phẩm ưng ý

Khi đã lựa chọn được chiếc Flycam với đầy đủ tính năng và tiện ích mong muốn, bạn nên tìm hiểu qua các bài review, xem nhận xét và đánh giá của từng người trải nghiệm.

  • Nên xem cách hướng dẫn sử dụng và những lưu ý khi bay, nên có một người đi kèm nếu bạn mới tập sử dụng.
  • Chọn những nơi đất trống làm địa điểm tập sử dụng flycam để tránh những rủi ro đáng tiếc.
  • Ghi nhớ những chiếc flycam mà bạn chú ý, sau đó tham khảo các bài review hay đánh giá về những mẫu flycam.
  • An toàn khi bay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người điều khiển flycam. Để có một chuyến bay ổn định đòi hỏi phải có bộ điều khiển tiên tiến, xử lý lệnh một cách thông minh. Bộ điều khiển càng chất lượng và cảm biến tốt thì nguy cơ flycam bị rơi hoặc va chạm càng ít. Do đó, bạn hãy tìm một chiếc flycam có bộ điều khiển tiên tiến. Những dòng flycam nổi tiếng thậm chí còn có tính năng tự động trở về điểm xuất phát khi pin yếu để đảm bảo an toàn.

2.3. Tự cảm nhận sản phẩm

Khi đã xác định được một số sản phẩm ưng ý, bạn nên tìm đến những đại lí phân phối hoặc những cơ sở làm dịch vụ cho thuê flycam tại Hà Nội, HCM hay Đà Nẵng để trải nghiệm sản phẩm, vì khi sử dụng hoặc cầm sản phẩm trên tay bạn mới thật sự cảm thấy nó có phù hợp với bạn hay không.

Khi đến các cơ sở, đại lý sẽ có người tư vấn trực tiếp cho bạn, bạn cố gắng hỏi càng nhiều càng tốt để mang lại những kiến thức bổ ích cho bản thân, những ưu nhược điểm của từng chiếc, hay những hạn chế khi sử dụng. Yêu cầu xem từng sản phẩm của từng chiếc flycam bạn chọn, nếu được phép xin bay thử, chụp ảnh hay quay video ở các góc khác nhau để trải nghiệm chất lượng.

2.4. Những phụ kiện cần có

Những phụ kiện bắt buộc cần có cho 1 chiếc Flycam
Những phụ kiện bắt buộc cần có cho 1 chiếc Flycam

Khi mua Flycam bạn cũng cần nên tính thêm một khoản chi phí để mua những phụ kiện cần thiết đi kèm. Thường thì các hãng flycam sẽ không tặng kèm thêm một số phụ kiện mà sẽ bán theo combo, tùy nhu cầu sử dụng, chúng ta có thể mua thêm như:

  • Balo chống nước: nếu bạn hay đi xa hay đến những nơi thời tiết mưa gió thường xuyên thì một chiếc balo là hết sức cần thiết và nhìn sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
  • Pin và sạc nhanh: vì thời lượng pin flycam dao động trong 15-30 phút nên nếu các bạn sử dụng nhiều nên mua thêm 2-3 cục để có những thước phim dài và không bỏ lỡ những cảnh đẹp.
  • Filter: có rất nhiều loại filter khác nhau tùy vào môi trường sáng khác nhau để sử dụng, ví dụ như bạn muốn quay thước phim vào sáng sớm dễ bị sương mù nên mua Filter UV, thời tiết nắng chói chang nên dùng Filter MC,…
  • Bộ lau chùi vệ sinh, nước xịt.
  • Bộ khung bảo vệ cánh quạt (nếu có).

2.5. So sánh giá

Lựa chọn những hãng flycam lớn như DJI, Yuneec, Hubsan, Blade,…bạn có thể mua trực tuyến trên các trang thương mại điện tử uy tín như Amazon, nhưng tại Việt Nam luật sử dụng flycam còn hạn chế nên sẽ khó khăn cho việc vận chuyển về nước.

Tham khảo nhiều nơi bán flycam khác nhau
Tham khảo nhiều nơi bán flycam khác nhau

Hiện nay có rất nhiều shop kinh doanh mua bán với các giá thành khác nhau, vì vậy lựa chọn một shop uy tín cũng là một lý do chính để bạn lựa chọn được một chiếc flycam tốt nhất hiện nay và lâu dài cho bản thân.

Bạn nên tham khảo giá cả, những đánh giá và nhận xét của các shop, các chế độ bảo hành. Hình thức 99% hiện nay cũng là một hình thức phổ biến, một sự lựa chọn cũng khá tốt vừa tiết kiệm được chi phí và thời gian nhưng cũng nên cân nhắc trước khi mua. Từ đó có thể xác định được flycam tốt nhất và phù hợp nhất dành cho mình.

Nên chọn những shop có địa chỉ rõ ràng, có những bài review chất lượng được quan tâm, nên đến tận nơi để xem và mua bán trực tiếp, tránh tình trạng mua bán Online vừa không an toàn lại khó khăn cho vấn đề bảo hành.

Những chính sách sửa chữa do không phải lỗi của nhà sản xuất, hoặc những ưu đãi khi hết bảo hành (chế độ bảo hiểm flycam nếu có).

3. Top 5 flycam tốt nhất hiện nay

Nếu muốn biết Flycam loại nào tốt thì mời bạn đọc phần chia sẻ của Topreview sau đây. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các loại flycam tốt nhất hiện nay và được nhiều người ưa chuộng nhất.

3.1. DJI Spark

DJI Spark có thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng khoảng 300g, kích thước 5.6 x 5.6 inch tương đương với một chiếc smartphone, sử dụng camera 12MP trên gimbal (hệ thống khung giữ camera cố định) 2 trục, quay phim với độ phân giải tối đa là 1080p. Đây là loại flycam tốt nhất được trang bị nhiều cảm biến, chân cao su để hạ cánh. Phía sau có cổng sạc USB và khe cắm thẻ nhớ microSD.

DJI Spark
DJI Spark

DJI Spark có thể nhận lệnh qua cử chỉ bằng tay nhờ tính năng Palm Control, sử dụng camera 12MP với cảm biến CMOS 1/2.3" có thể chụp được hình ảnh Full HD. Bên cạnh việc điều khiển DJI Spark qua bộ điều khiển thì chúng ta có thể kết nối Flycam với smartphone qua WiFi để điều khiển qua màn hình điện thoại. Mức độ khoảng cách điều khiển DJI Spark trên điện thoại khoảng 50 - 70m.

3.2. Mavic Pro

Mavic Pro có kích thước chỉ 83x83x198mm khi xếp gọn, tổng trọng lượng tối đa 743gr và tích hợp cả camera 4K và gimbal. Loại Flycam này có thể bay với tốc độ tối đa là 65km/h trong điều kiện không có gió, 38km/h trong điều kiện có gió nhẹ, hoạt động với khoảng cách lên đến 13km, bay cao 5km so với mặt nước biển.

Mavic Pro
Mavic Pro

Mavic Pro được tích hợp 5 camera, GPS và Glonass, 2 máy thu phát sóng siêu âm, cụm camera tích hợp gimbal chống rung 3 trục, cảm biến 12MP, kích thước 1/2.3″, chụp ảnh tĩnh 12MP ở định dạng RAW và DNG, quay video 4k 30fps, 2.7k 30fps hay Full HD 96fps. Thời lượng bay của Mavic Pro trong điều kiện tốt là 27 phút, điều kiện bình thường là 21 phút.

3.3. Inspire 2

Inspire 2 thuộc dòng Flycam cao cấp, tốc độ bay là 108 km/hm bay liên tục trong vòng 27 phút. Điểm nổi bật của Inspire 2 phải kể đến Camera Zenmuse với Zenmuse X4S có cảm biến 1″ 20MP, dải Dynamic Range rộng 11.6 stop, ống kính tích hợp 24mm F2.8-11, màn trập cơ học và Zenmuse X5S có cảm biến 20.8MP, dải Dynamic Range 12.8 stop và hỗ trợ 8 loại ống khác nhau. Với 2 cụm camera này, Inspire 2 có thể quay video độ phân giải 5,2K.

Inspire 2
Inspire 2

Flycam Inspire 2 có chế độ bay Spotlight Pro, luôn bám theo chủ thể liên tục, khóa chủ thể trong quá trình bay. Nếu gimbal xoay tới mức giới hạn thì thiết bị sẽ tự động xoay mà không làm ảnh hưởng tới quá trình bay. Spotlight Pro có 2 chế độ Quick Mode và Composition Mode và có sẵn trong tất cả các chế độ bay thông minh (ActiveTrack, TapFly, Waypoint và Point of Interest) để người dùng có thể lựa chọn phù hợp với địa hình.

Trong quá trình bay, Inspire 2 sẽ tạo bản đồ thời gian thực để sử dụng khi tín hiệu truyền tải video bị mất, Inspire 2 tự động bay lại về nơi cất cánh theo tuyến đường ban đầu.

3.4. DJI Phantom 4 Pro V2.0

DJI Phantom 4 Pro được ra mắt vào năm 2016. Thế nhưng đến bây giờ nó vẫn là một trong số những flycam tốt nhất hiện nay được nhiều người ưa chuộng. Phantom 4 Pro V2.0 trang bị màn hình 5.5 inch siêu sáng giúp hiển thị màu sắc sống động ngay cả dưới ánh nắng trực tiếp. Camera 20MP với cảm biến CMOS 1 inch được kết hợp giúp flycam có thể quay video 4K 60fps định dạng H.264 hoặc 4K 30fps định dạng H.265 với tốc độ 100Mbps. Bên cạnh đó, flycam còn có khả năng chụp ảnh liên tiếp 14fps đảm bảo hình ảnh luôn có độ sắc nét và màu sắc trung thực.

DJI Phantom 4 Pro V2.0
DJI Phantom 4 Pro V2.0

DJI Phantom 4 Pro V2.0 tích hợp công nghệ truyền hình ảnh OcuSync 2.0 cho phép truyền hình ảnh trực tiếp chất lượng 1080p ở khoảng cách lên đến 8km.

Không những vậy, flycam còn tích hợp một số chế độ bay thông minh cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo: Active track, Return to home, TapFly, Draw Mode và Gesture Mode. Giống như Phantom 4 Pro thì Phantom 4 Pro V2.0 cũng sử dụng công nghệ Flight Autonomy với hệ thống cảm biến xung quanh thân máy cho phép flycam có thể phát hiện các chướng ngại vật từ 5 hướng với khoảng cách lên tới 30m, đảm bảo an toàn khi bay.

3.5. DJI Mavic Air

Mavic Air ra mắt vào năm 2018 và là một trong những flycam tốt nhất dành cho người mới bắt đầu của DJI. Flycam có trọng lượng 430g được trang bị cảm biến CMOS 1/2.3 inch cùng với ống kính 24mm f2.8. Với kích thước tương đối nhỏ gọn, thông số kỹ thuật ấn tượng.

DJI Mavic Air
DJI Mavic Air

DJI Mavic Air khiến những người yêu thích flycam vô cùng thích thú. Mavic Air có thể quay video 4K 30p hoặc video full HD 120fps. Bên cạnh đó, flycam này còn gây ấn tượng với tốc độ bay tối đa 68km/hm, có thể cất cánh tại độ cao 5.000m so với mực nước biển trong khoảng thời gian 21 phút.

Gimbal chống rung 3 trục giúp ổn định, giảm thiểu tối đa rung lắc cho phép ghi hình một cách mượt mà. Hệ thống cảm biến tránh va chạm ở phía trước, phía sau và bên dưới ở thân máy kết hợp với hệ thống bay tự động Flight Autonomy 2.0 được tích hợp đảm bảo quá trình bay diễn ra an toàn.

Trên đây là 5 mẫu flycam tốt nhất hiện nay dành cho những bạn mới tập chơi. Dù là mới tập chơi nhưng những mẫu flycam có chất lượng bay ổn định sẽ giúp bạn dễ dàng học hỏi hơn, và sau đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng, không cần phải đổi mới, tiết kiệm chi phí. Thông qua những tính năng nổi bật của từng sản phẩm trên đây, phần nào người chơi cũng có thể an tâm với sự lựa chọn của mình.

Tung DoTung Do

Tôi là Tùng Đỗ, chuyên gia đánh giá sản phẩm trên Top Review. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất khi mua sắm.

Mẹo nhỏ: Các bạn có thể tìm kiếm các bài viết Reviews sản phẩm của Top Review, bằng cách Search trên Google.com với cú pháp: "Từ khóa + topreview.io". (Ví dụ: nồi chiên không dầu topreview.io). Tìm kiếm ngay

Bài viết liên quan