Thiết bị âm thanh là công cụ đắc lực cho người dùng xử lý và nâng cao hiệu quả công việc. Loa được thiết kế đa dạng tính năng, đặc điểm kỹ thuật hỗ trợ người dùng. Chất lượng, tính năng của loa trợ giảng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy nên cần được lựa chọn cẩn thận. Sau đây là những chia sẻ về máy trợ giảng loại nào tốt nhất hiện nay, với tính năng và đặc điểm phù hợp.
1. Máy trợ giảng là gì?
Là một thiết bị sở hữu thiết kế tiện dụng, khả năng khuếch đại âm thanh tương đối nhanh chóng và có trọng lượng nhẹ nên được xem là giải pháp cực kỳ hữu hiệu để thay thế cho hệ thống loa ampli vốn rất nặng nề và phức tạp.
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Một chiếc máy trợ giảng được cấu thành từ 3 bộ phận chính là loa, bộ thu phát âm thanh và micro không dây.
Cơ chế hoạt động của máy trợ giảng là sử dụng âm thanh thu được từ micro không dây để truyền tải đến loa để hệ thống này xử lý và sau đó khuếch đại ra ngoài với tần số lớn hơn giúp người nghe ở xa dễ dàng nhận được thông điệp truyền tải một cách rõ ràng hơn.
1.2. Công dụng chính của máy trợ giảng
- Một thiết bị đa năng có trọng lượng nhẹ và thiết kế gọn gàng cho phép bạn mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
- Không những nhỏ gọn mà giá thành cũng tương đối rẻ hơn nhiều so với hệ thống loa và amply.
- Nhờ khả năng khuếch đại âm thanh cực tốt trong phạm vi bán kính từ 15-30m, giúp người nói không cần phải nói to nhưng vẫn có thể truyền đạt thông điệp đến tai người nghe một cách rõ ràng và đầy đủ.
- Cũng bởi thế nên cũng giảm thiểu đối đa một số bệnh như khang tiếng hay viêm họng do phải nói nhiều và quá lớn tiếng.
- Giáo viên, giảng viên dạy tiếng anh hoàn toàn có thể thu sẵn những bài giảng tiếng anh ở nhà sau đó lên lớp chỉ việc phát cho học sinh, sinh viên nghe cũng rất tiện.
1.3. Ai nên mua máy trợ giảng?
Máy trợ giảng tuy rất cần thiết cho đời sống của chúng ta nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng. Dưới đây là một số đối tượng nên cân nhắc sở hữu cho riêng mình một chiếc máy trợ giảng chất lượng.
Giáo viên, giảng viên: Chắc chắn rồi, vì đây là công việc hàng ngày của họ mà. Do đó, nếu bạn đang là một giáo viên hoặc giảng viên các trường đại học, cao đẳng thì một chiếc máy trợ giảng sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng truyền đạt nội dung của mình đến tất cả các em học sinh, sinh viên trong phòng học.
MC, hướng dẫn viên du lịch: So với giáo viên thì tính chất công việc của các hướng dẫn viên du lịch thường rất linh động vì phải di chuyển nhiều hơn. Khi chọn máy trợ giảng bạn nên cân nhắc chọn những máy có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ gọn thôi nhé.
Nhân viên bán hàng: Tương tự như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng trong các siêu thị, điện máy cũng là một công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên truyền đạt rất nhiều nội dung đến với khách hàng.
Đặc biệt, không gian trong siêu thị thường rất rộng lớn và người qua lại thì lúc nào cũng đông đúc. Nếu một chiếc máy có công suất quá thấp thì rất khó để truyền đạt nội dung đến được những người ở xa. Lúc này có thể bạn sẽ cân nhắc chọn những máy có công suất lớn như Aepel FC-730 cũng nên.
1.4. Các loại máy trợ giảng phổ biến
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem giữa máy trợ giảng có dây và không dây có gì khác nhau.
Máy trợ giảng không dây: Đây là dòng máy có thiết kế gọn gàng, micro và loa được kết nối không dây với nhau dựa trên công nghệ tần số FM, mạng Wireless hoặc công nghệ tần số cực cao UHF mới nhất.
Máy trợ giảng có dây: Với loại máy trợ giảng này micro và loa sẽ được kết nối với nhau thông qua 1 sợi dây các tác dụng thu và phát sóng âm thanh. Loại này thì bất tiện hơn so với loại không dây vì bạn phải đeo máy trên vai thường xuyên nhưng giá bán sẽ rẻ hơn.
2. Có nên mua mic trợ giảng không?
2.1. Tính năng tiện ích của loa, mic trợ giảng
Đây thực sự là thiết bị mang lại rất nhiều lợi ích dành cho người dùng. Bảo vệ thanh quản giúp giọng nói của bạn luôn trong suốt, không bị khàn tiếng hay nhưng cơn ho gây khó chịu do viêm họng vì bạn không phải dùng hơi phát ra quá nhiều. Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.
2.2. Đối tượng nào nên mua?
- Giáo viên, giảng viên các trường lớp ở các cấp bậc khác nhau, giúp công việc hàng ngày của các thầy cô dễ dàng hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn.
- Các diễn giả, chuyên gia thuyết trình tại các hội nghị, sự kiện, workshop,... chuyên nghiệp.
- Các hướng dẫn viên du lịch sử dụng trong các buổi hướng dẫn tại rất nhiều địa điểm du lịch khác nhau cả trong nhà lẫn ngoài trời.
- Đến các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, máy được sử dụng với mục đích giới thiệu sản phẩm, chào hàng rất hiệu quả.
3. Tiêu chí chọn mua máy trợ giảng tốt nhất
3.1. Thiết kế và kiểu dáng nhỏ gọn, tiện dụng
Nhỏ gọn và tiện dụng luôn là tiêu chí hàng đầu để người tiêu dùng tìm kiếm và quyết định mua.
Hầu hết các thiết kế hiện nay được tinh giản để giúp máy nhỏ gọn nhất có thế. Và tùy vào định hướng phát triển sản phẩm của từng hãng mà máy có kích thước và kiểu dáng khác nhau.
Để khách hàng có nhiều lựa chọn thì ngoài chú trọng vào các kiểu dáng của máy thì màu sắc cũng rất phong phú để người dùng có nhiều lựa chọn phù hợp với tính cách, sở thích cũng như tính chất công việc của mình.
3.2. Chất liệu
Chất liệu quyết định định đến độ bền của máy. Chính vì vậy, khi chọn mua máy bạn cần đọc kỹ thông số về chất liệu làm vỏ máy. Tốt nhất nó nên được chế tạo từ các loại nhựa cao cấp như PC và ABS hoặc thép không gỉ.
3.3. Công suất lớn không phải lúc nào cũng tốt
Phần đa khi lựa chọn các loại máy móc thiết bị sẽ ưu tiên máy có công suất lớn để có hiệu suất làm việc cao. Tuy nhiên, với loa trợ giảng thì không phải lúc nào công suất lớn cũng đồng nghĩa với việc âm thanh phát ra càng to và chất lượng.
Ngoài công suất thì chất lượng âm thanh, độ rõ ràng, tự nhiên và không bị rú, rít mới là điều chúng ta cần quan tâm nhất.
3.3. Dung lượng pin không bị quá thấp
Bạn không cần một chiếc máy có dung lượng pin quá lớn, tuy nhiên nó cần phải đủ lớn để đảm bảo các buổi giảng dạy và thuyết trình không bị gián đoạn và phải sạc pin nhiều lần.
Dung lượng pin phù hợp để bạn sử dụng liên tục từ 10 giờ đến 20 giờ khoảng từ 1000 - 2500mAh. Và nên sử dụng loại pin chất lượng cao lithium.
3.4. Giá mic trợ giảng bao nhiêu
Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm với rất nhiều mức giá khác nhau. Có 3 phân khúc giá rõ ràng để người mua dễ dàng lựa chọn. Trong khoảng giá rẻ chỉ khoảng từ 500.000đ đến tầm trung 2.000.000đ bạn sẽ sở hữu ngay cho mình 1 thiết bị hữu ích
Còn với nhu cầu cao hơn có phân khúc giá cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng sẽ có giá từ 4.000.000đ - 10.000.000đ.
3.5. Chế độ bảo hành
Chế độ bảo hành nên là tiêu chí tiên quyết cần có khi lựa chọn mua bất cứ loại máy móc, thiết bị điện tử nào. Nó không chỉ là sự bảo đảm về chất lượng từ nhà sản xuất và còn mang lại lợi ích rất lớn với người dùng trong trường hợp không may máy bị hỏng hóc. Trung bình thời gian bảo hành của máy khoảng 1 năm. Và tùy vào thương hiệu và giá có những loại máy được bảo hành đến 2 năm.
4. Top 3 máy trợ giảng tốt nhất hiện nay
4.1. Máy trợ giảng giá rẻ có dây Shidu SD-S308
Loa trợ giảng giá rẻ – Shidu SD-S308 thiết kế có dây với công suất loa 5w cho khả năng phát âm thanh lớn, khuếch đại âm thanh hiệu quả trong phạm vi rộng từ 40 – 60m2.
Máy có thiết kế micro đeo tai cho chất lượng âm thanh chân thực với dải tần số tầm trung từ 80 – 18khz cho âm thanh to, rõ ràng, lọc bỏ tạp âm hiệu quả. Thiết bị trang bị cổng kết nối USB, thẻ nhớ SD, Jack cắm 3.5 kết nối tai nghe hiệu quả. Kết nối đa dạng cho trải nghiệm giải trí, nghe nhạc, lưu trữ bài giảng tuyệt vời.
Máy trợ giảng Shidu SD-S308 có thể đeo hông nhỏ gọn, chất liệu ABS tiện lợi bền bỉ. Dung lượng pin lớn 1000mAh cho khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài. Giá máy trợ giảng khoảng 450 nghìn, bảo hành 12 tháng.
Điểm mạnh
- Âm thanh to, trung thực chuẩn với giọng thật.
- Khuếch đại âm thanh lớn, trong phạm vi rộng.
- Hỗ trợ nhiều tính năng.
Điểm yếu
- Chưa có đánh giá.
4.2. Máy trợ giảng cao cấp không dây Shidu SD-S613
Máy trợ giảng không dây cao cấp – Shidu SD-S613 là thiết kế không dây với băng tần 2.4 Ghz. Công suất loa 18w cho khả năng khuếch đại âm thanh lớn trong phạm vi 10 – 20m ổn định.
Trở kháng của loa 2 ohm, với độ ồn 70db, cho chất lượng âm thanh truyền đi trung thực, chi tiết. Micro đi kèm có độ nhạy cao với khả năng lọc tạp âm. Thiết bị tích hợp cổng kết nối USB, thẻ nhớ sd 32gb, cổng AUX cho khả năng kết nối và phát nhạc từ máy tính như loa thông thường. Thời lượng pin sử dụng liên tục trong 15h. Thiết kế nhỏ gọn, khối lượng nhẹ dễ dàng mang đi sử dụng. Giá loa trợ giảng khoảng 1.2 triệu, bảo hành 12 tháng.
Điểm mạnh
- Chất lượng âm thanh chuẩn, chi tiết.
- Micro độ nhạy cao, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
- Cổng kết nối đa dạng, kết nối nhiều thiết bị ngoại vi.
- Thời gian sử dụng dài.
Điểm yếu
- Giá thành sản phẩm cao.
4.3. Máy trợ giảng bluetooth có dây Takstar E270
Loa trợ giảng bluetooth cao cấp – Takstar E270 thiết kế có dây, đeo hông tiện lợi phục vụ nhu cầu giảng dạy, với khả năng khuếch đại âm thanh lớn.
Công suất loa 12w, trở kháng 4 ohm cho chất lượng âm thanh chân thực, rõ ràng. Âm thanh thu có độ chính xác cao, lọc âm hiệu quả hấp dẫn người nghe. Sử dụng trong giảng đường rộng sức chứa 50 – 70 người.
Tính năng đa dạng lọc âm, tích hợp thẻ nhớ TF bộ nhớ lưu trữ 64gb. Loa trang bị công nghệ bluetooth 4.0 cho chất lượng âm thanh và đường truyền ổn định hơn. Thời lượng pin cực lớn lên đến 10h sử dụng liên tục, sạc nhanh trong 4h. Chất liệu nhựa ABS với độ bền ưu việt, tính năng chống nước, chống bụi hiệu quả. Giá máy trợ giảng khoảng 950 nghìn, bảo hành 6 tháng.
Điểm mạnh
- Chất lượng âm thanh to, rõ nét.
- Công nghệ bluetooth và lọc âm cho âm thanh trong, thu hút người nghe.
- Độ bền ưu việt, chống nước tối ưu.
Điểm yếu
- Giá thành sản phẩm cao.
Chọn mua máy trợ giảng loại nào tốt nhất hiện nay, cần đánh giá các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế, để tối ưu hiệu quả và giá thành đầu tư ban đầu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là thông tin hữu ích cho người dùng quan tâm.